Gen Z “mỏng manh” trước áp lực tài tài chính thời kỳ bão giá

Gen Z áp lực tài chính thời bão giá

Trong thời kỳ mọi thứ đều trên đà ” Leo thang” do lạm phát, giới trẻ được xem là đối tượng chịu nhiều áp lực tài chính nhất. Xuất phát điểm từ các bạn gen Z mới ra trường, đứng trước vòng quay không biết kiếm bao nhiêu tiền mới được coi là đủ.

Ở thời điểm mọi thứ đều tăng đột biến từng ngày, các bạn trẻ ngày nay càng dễ bị tổn thương khi áp lực tài chính đè nặng.

Người trẻ tuổi dễ cảm thấy sợ hãi khi mọi giá cả tăng lên.

Một vài bài báo gần đây xuất hiện cho chúng ta thấy được sự tài giỏi của thế hệ gen Z khi vừa mới ra trường đã có thể đạt được mức lương vài nghìn đô/ tháng. Hay một số bạn còn rất trẻ nhưng đã tự tậu cho mình những tài sản đắt đỏ, những giá trị bất động sản lên tới vài tỷ đồng.

Thế hệ gen Z dễ bị tổn thương khi giá cả vật chất ngày một leo thang
Thế hệ gen Z dễ bị tổn thương khi giá cả vật chất ngày một leo thang

Gen Z có được đặc ân lớn khi sinh ra trong nền kinh tế hội nhập, giao thương phát triển, hòa bình. Nó tạo tiền đề thuận lợi để các bạn có thể dễ kết nối, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm mới. Mở ra nhiều tiềm năng về việc làm, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng được sinh ra từ vạch đích, hoặc không phải ai cũng đủ tài giỏi và may mắn tìm cho mình được hướng đi với việc làm thu nhập khủng.

Nhiều bạn trẻ thừa nhận cảm thấy “ngột ngạt” vì vật giá leo thang quá nhanh. Nỗi lo “sợ nghèo” ập đến khi vừa mới chập chững bước vào con đường tìm kiếm việc làm.

Không biết phải làm ra bao nhiêu tiền mới được coi là đủ ở xã hội ngày nay.

Cuộc phỏng vấn gần đây nhất, một bạn nữ Gen Z vừa chia sẻ ” Mình vừa mới ra trường tìm việc làm. Đi làm mức lương 10 triệu đồng/tháng.  Mình sinh ra trong gia đình kinh tế tạm ổn. Bố mẹ vẫn luôn cố gắng cho mình cuộc sống tốt nhất. Nhưng không hiểu sao mình vẫn luôn mang một nỗi sợ nghèo đói”.

Hoặc theo chia sẻ của một bạn nam đã đi làm được 3 năm trong một công ty tại TP HCM. ” Thu nhập hàng tháng của mình rơi vào khoảng 13 triệu-15 triệu. Đó là một con số không quá cao nhưng với một người sống bình thường như mình thì cũng đủ chi tiêu trong đất Sài Gòn. Nếu không muốn nói là có thể để dư dả một ít. Nhưng thời gian gần đây, vậy giá đều tăng. Mình luôn có cảm giác không thể chi tiêu đủ, lúc nào cũng sợ hao hụt tài chính”

Người trẻ được tiếp cận nhiều cái mới, được tạo ra môi trường năng động để hội nhập, nhưng cũng chính họ lần đầu tiên phải gặp phải thời kỳ bão giá sau đại dịch covid.

Cánh cửa đại dịch Covid tạm khép lại, kéo theo gia tăng áp lực tài chính với nỗi lo ” Cơm áo, gạo tiền” lên một bộ phận giới trẻ

Sau đại dịch Covid" thế hệ trẻ phải chịu thêm áp lực tài chính nặng nề
Sau đại dịch Covid” thế hệ trẻ phải chịu thêm áp lực tài chính nặng nề

Đại dịch covid khép lại, kéo theo nhiều phát sinh khách trong cuộc sống. Nếu nhìn sâu hơn vào cục diện, thì có thể nói “bão giá” đã len lỏi ngày một sâu vào cuộc sống thường nhật của chúng ta. Gen Z gần như trải qua đủ các thời kỳ phát triển của kinh tế từ khởi điểm Xuất hiện  MXH đặc biệt vào năm 2006 đánh dấu bởi sự ra đời của Facebook, cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và đến khi trưởng thành là sự khủng hoảng sau đại dịch Covid.

Giới trẻ bây giờ không mang quan niệm sống đủ ăn, đủ mặc mà thay vào đó là mưu cầu ” Ăn ngon, mặc đẹp”. Vì vậy, họ sẽ buộc phải làm nhiều hơn cày ngày , cày đêm để có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Nghiên cứu mới nhất về gia tăng áp lực tài chính ở bộ phận giới trẻ

Thế hệ gen Z tự tạo áp lực tài chính khi mạnh chi tiền nhưng nguồn thu ít ỏi?
Thế hệ gen Z tự tạo áp lực tài chính khi mạnh chi tiền nhưng nguồn thu ít ỏi?

Israa Nasir, một nhà tư vấn sức khỏe tâm thần ở thành phố New York, chia sẻ với Teen Vogue: “Sự bất ổn về tài chính có thể là nguồn căng thẳng lớn đối với bất kỳ ai, nhưng đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Chỉ khoảng 10 năm trước, những người trẻ tuổi có thể mua nhà và sống thoải mái từ hai đến ba năm sau đại học, điều đó khó có thể xảy ra với điều kiện kinh tế và thị trường tài chính hiện tại. Sự không chắc chắn do đại dịch, nợ sinh viên và giá nhà ở tăng cao có thể tạo thêm một lớp căng thẳng cho giai đoạn vốn đã nhiều áp lực trong cuộc sống”.

Trong khảo sát Gen Z và Millennials năm 2022 của Deloitte đã đưa ra luận điểm, lạm phát tăng mạnh như hiện nay đang làm ảnh hưởng đến tất cả mọi người, những người trẻ tuổi đều đặc biệt bị lo lắng về tài chính. Chi phí sinh hoạt (bao gồm tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, đi lại, ăn uống) là mối lo hàng đầu của Gen Z. Chỉ 1/4 số người thuộc Gen Z báo cáo rằng họ có thể thoải mái trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng và 46% nói rằng họ sống bằng tiền lương.

Bên cạnh đó, cuộc phỏng vấn ghi nhận đại bộ phận giới trẻ không cảm thấy mình sẽ khá hơn. Hơn ¼ Gen Z không cảm thấy tự tin rằng họ sẽ có thể nghỉ hưu. 72% lại chỉ ra khoảng cách ngày càng được phân biệt rõ ở tầm lớp giàu và nghèo ở đất nước họ. Chỉ 28% Gen Z cho rằng nền kinh tế của đất nước họ sẽ cải thiện trong 12 tháng tới.

Đó là những con số thống kê biết nói, cho thấy áp lực tài chính với thể hệ trẻ ngày nay đang nặng nề đến mức nào.

Bị “Đánh gục” bởi mơ mộng cuộc sống lý tưởng vì áp lực tài chính.

Giá cả tăng cao sau đại dịch Covid tạo thêm căng thẳng cho thời điểm sống đã quá nhiều áp lực tài chính.
Giá cả tăng cao sau đại dịch Covid tạo thêm căng thẳng cho thời điểm sống đã quá nhiều áp lực tài chính.

Giới trẻ ngày nay có thể đạt thu nhập bình quân 20 triệu/tháng. Một con số rất cao so với thu nhập của thế hệ trước nhưng để sắm xe, mua nhà thì chẳng khác nào nằm mơ giữa ban ngày. Đó là hệ lụy của đồng tiền đang dần mất giá trong thời điểm bão giá.

Giá cả ngày một “Đi trực thăng” Trong khi ngồn thu nhập cố định vẫn chỉ dầm chân tại chỗ thì việc có cuộc sống “Nhà lầu, xe hơi” bỗng trở thành ước mơ xa xỉ của các bạn trẻ.

Các bạn thường bị rơi vào áp lực không biết thu nhập phải đạt được bao nhiêu mới được xem là đủ trong xã hội ngày nay.

Hệ lụy ” Cơn bão giá” Đè nặng áp lực tài chính lên thế hệ trẻ.

Đôi khi, những thứ đắt đỏ ngoài cuộc sống vô tình cuốn chúng ta vào chung một cơn bão. Mặc dù khác nhau về lý tưởng sông, về thế hệ nhưng Gen Z cũng giống như đại bộ phận khác bị vướng bận vào áp lực tài chính, Giãy giụa trong đống hóa đơn chưa thanh toàn, tiền thuê nhà, điện nước, chợ búa “phi mã” mỗi ngày. Họ chỉ là đang cố gắng tìm thấy con đường đi đúng của bản thân khi còn trẻ.

Giữa những áp lực nặng nề của cuộc sống và môi trường quá hòa nhập vô tình kéo theo những thay đổi tâm lý với áp lực tài chính mong muốn cuộc sống tốt hơn của thế hệ trẻ năng động. Vậy nên, hãy rủ bỏ những gánh nặng đó, cố gắng tập trung vào công việc, đạt được mức lương cao nhất có thể. Đừng để cơn lốc bão giá quét phăng bạn trên con đường tập trở thành người lớn.

Tạm kết

Thế hệ Gen Z chúng ta mang trong mình nhiều hoài bão và ước mơ. Hiện thức và mơ ước về cuộc sống lý tưởng thưởng không song hành với nhau. Nếu bạn không có xuất phát điểm tốt thì cứ cố gắng từng ngày. Đừng để áp lực tài chính trở thành ác mộng của chính bạn. Chúng ta còn trẻ, chúng ta có hoài bão, ước mơ và chúng ta hẳn vẫn có thời gian để chinh phục nó.

Thông tin được biên tập bởi Blogvaytien.vn

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *