Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Ngân Hàng Nào Hỗ Trợ Vay Cho Khách Hàng Nợ Xấu Nhóm 2

Nợ xấu nhóm 2

   Khi có mong muốn vay tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, bạn phải tuân thủ theo một số điều kiện mà họ yêu cầu. Trong đó thì yêu cầu lịch sử và điểm tín dụng tốt luôn là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình vay. Tuy nhiên, nếu phát hiện mình bị nợ xấu.

Cụ thể là nợ xấu nhóm 2 thì liệu bạn có thể đăng ký vay tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính hay không. Để không làm bạn phải mất thời gian thì chúng tôi sẽ đưa ra những câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho những thắc mắc của bạn trong bài viết này.

Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì?

   Khách hàng đang là nợ xấu nhóm 2 sẽ khó vay tín chấp ngân hàng, nợ xấu nhóm 2 là 1 trong 5 nhóm nợ xấu được CIC phân loại. Nhóm nợ này còn được gọi là nợ chú ý thường thì một số ngân hàng có thể cho phép bạn trả chậm khi đến ngày là dưới 3 hoặc 5 ngày.

Nợ xấu nhóm 2 là gì?
Nợ xấu nhóm 2 là gì?

   Do đó, bạn cũng nên hạn chế các khoản nợ chú ý này. Khi vay, bạn phải cân nhắc về nhu cầu của bản thân và khả năng trả nợ của mình. Điều đặc biệt quan trọng là tuân thủ các quy định về thời gian của ngân hàng. Vì việc xóa nợ xấu rất khó và có ảnh hưởng đến khoản vay trong tương lai.

Khách Hàng Lên Nợ Xấu Nhóm 2 Có Thể Phải Chịu Hậu Quả Gì?

   Sau đây là những hậu quả mà nợ xấu nhóm 2 có thể phải chịu những hậu quả sau đây: 

   Khi bạn rơi vào nợ xấu nhóm 2 thì thông tin về khoản nợ của bạn sẽ được hiển thị trên hệ thống CIC.

  • Không thể vay vốn trong tương lai

   Nếu bạn vẫn không thanh toán số nợ đó thì sẽ bị tăng lên thành nợ xấu nhóm 3,4,5 và cũng từ đó nếu trong tương lai khi có nhu cầu vay vốn sẽ tỷ lệ bạn có thể vay được tiền là 0%

  • Người thân, đồng nghiệp bị ảnh hưởng

   Khi khách hàng không thanh toán đúng hạn, các tổ chức tín dụng cho vay sẽ làm phiền bằng cách như lấy thông tin và số điện thoại của người thân, bạn bè và đồng nghiệp của người đi vay.

   Hàng trăm cuộc gọi đòi nợ quấy rối có thể ảnh hưởng đến người thân, đồng nghiệp của người vay. 

Nợ Xấu Nhóm 2 Thời Gian Bao Lâu Được Xóa?

   Để xóa nợ xấu nhóm 2, bạn phải trả đầy đủ cả gốc và lãi cũng như các khoản nợ trước đó. Sau khi bạn hoàn tất việc thanh toán nợ, hệ thống CIC sẽ xóa hồ sơ của bạn sau 12 tháng.

Kiểm Tra Nợ Xấu Nhóm 2 Như Thế Nào?

   Hiện nay có 4 cách để chúng ta có thể kiểm tra xem mình có đang nằm trong nợ xấu nhóm 2 hay không sau đây mà bạn có thể tham khảo: 

Kiểm Tra Khi Vay Vốn Tại Ngân Hàng

   Ngoài ra, nếu việc đi lại thuận tiện, bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng nơi bạn vay vốn để tra cứu khoản vay, cách tra cứu như sau:

   Để xác nhận chính chủ, ngân hàng yêu cầu bạn phải cung cấp CMND.

   Sau đó, ngân hàng sẽ dựa vào CMND của bạn để tổng hợp thông tin trên hệ thống CIC.

   Tuy nhiên, đây là một hình thức có trả phí.

Tính Toán Số Ngày Chậm Thanh Toán Thế Nào?

   Đây là một cách tính rất thủ công, bạn hãy nhớ lại và kiểm tra kỳ thanh toán nào có tổng số ngày chậm trả lâu nhất thì chính xác kỳ đó phát sinh.

   Nếu ngày thanh toán của bạn quá 10 ngày nhưng ít hơn 30 ngày sau thời hạn thanh toán đã chỉ định, bạn đã thuộc nhóm nợ 2.

Kiểm Tra Nhanh Tại Website CIC

   Dưới đây là cách kiểm tra nhanh tại website CIC:

   Bạn có thể truy cập https://cic.org.vn qua điện thoại hoặc máy tính. Đây là trang web chính thức của hệ thống tín dụng CIC.

   Bạn phải cung cấp các thông tin sau:

  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ
  • Email

   Điền vào biểu mẫu và CIC sẽ gửi cho bạn mã OTP đến số điện thoại và địa chỉ email mà bạn đã cung cấp. Khi bạn đã nhận được mã OTP, vui lòng nhập mã đó để xác nhận giao dịch.

   Khi bạn đã hoàn thành các bước trên, nhân viên CIC sẽ liên hệ với bạn để xác nhận. Bây giờ bạn phải cung cấp CMND / Hộ chiếu của mình để xác nhận chủ tài khoản CIC. Khi thành công, kết quả tra cứu của bạn sẽ được nhận ở email.

Kiểm Tra Nợ Xấu Nhóm 2 Trên App

– Bước 1: Tải ứng dụng CIC về máy

– Bước 2: Cấp quyền truy cập cho ứng dụng CIC bằng cách Click Tiếp

– Bước 3: Sau đó Đăng nhập tài khoản trên hệ thống còn nếu bạn chưa có tài khoản thì nhấn vào mục Đăng ký.

Nợ Xấu Nhóm 2 Có Vay Được Ngân Hàng Nào Không?

   Nhiều người băn khoăn về nợ xấu nhóm 2 nên vay ở ngân hàng nào. Như đã trình bày trước đây, hầu hết các ngân hàng đều từ chối cho vay đối với khách nợ nhóm 2. Tuy nhiên, khách hàng đang nợ vẫn có thể vay thế chấp từ một số ngân hàng cũng như vay tín chấp từ các tổ chức tài chính và doanh nghiệp sau đây:

Nợ nhóm 2 có hỗ trợ vay tín chấp không?

   Để cho khách hàng có thêm sự lựa chọn về các tổ chức tín dụng đang hỗ trợ cho vay đối với nợ xấu nhóm 2 thì chúng tôi sẽ gợi ý những tổ chức tín dụng sau đây:

Vay tín chấp Avay

Avay hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2 vay tiền
Avay hỗ trợ khách hàng nợ xấu nhóm 2 vay tiền

   Nền tảng cho vay trực tuyến AVAY là một trong những địa chỉ cho vay tín chấp và hỗ trợ nợ xấu uy tín. Là nền tảng kết nối khách hàng vay vốn từ các ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu Việt Nam có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng như VIB, VPBank, OCB, FE Credit, MCredit, PTF …

   Nếu bạn có các khoản nợ xấu nằm trong nhóm 2, tổ chức tín dụng Avay vẫn xem xét phê duyệt khoản vay. Những người đi vay trong tình huống này sẽ phải đối mặt với những điều kiện khắt khe hơn vì sự kém “uy tín” của họ so với những khách hàng không có nợ xấu.

Vay tín chấp Fe Credit

Vay tín chấp FE Credit
Vay tín chấp FE Credit

   FE Credit cũng là một trong số ít tổ chức tài chính cho vay khách hàng nợ nhóm 2. Tất nhiên, khách hàng phải cung cấp lý do chậm thanh toán cũng như thu nhập hàng tháng của mình để được duyệt vay. Tuy nhiên, điều kiện vay tại FE Credit khá khắt khe như là số tiền vay ít, lãi suất vay cao. Do đó, khách hàng nên suy nghĩ về điều đó trong lần vay tiếp theo.

Đối Với Vay Thế Chấp

   Nhiều người thắc mắc không biết nợ xấu nhóm 2 có được vay thế chấp không? Đa số các ngân hàng trên thị trường hiện nay không sẵn sàng lắm trong việc cho vay nợ nhóm 2. 

   Tuy nhiên, nếu bạn có thể chứng minh thu nhập tốt và tài sản thế chấp có giá trị, bạn có thể được vay thế chấp ngay cả khi bạn có nợ xấu tại một số ngân hàng như Ngân hàng Quốc tế VIB, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Bảo Việt, BIDV, Sacombank,…..

Hướng Dẫn Vay Tiền Khi Còn Nợ Xấu Nhóm 2

   Rất ít ngân hàng hỗ trợ vay đối với khách hàng thuộc các nhóm nợ xấu. Tuy nhiên vẫn sẽ có những cách để chúng ta vẫn có thể vay tiền khi còn nợ xấu nhóm 2 như sau: 

Thanh Toán Hết Khoản Nợ Hiện Tại

   Nếu bạn không trả hết nợ xấu của mình, nó sẽ không bao giờ được xóa đi, vì vậy trước tiên bạn phải trả hết khoản nợ hiện tại của mình. Trả nợ xong thông báo cho ngân hàng biết bạn không còn dư nợ, để ngân hàng xem xét hỗ trợ vay vốn.

   Mặc dù lịch sử tín dụng của bạn có thể phải mất một thời gian sau đó mới được làm sạch, tuy nhiên việc thanh toán khoản vay là yêu cầu đầu tiên để được xem xét hỗ trợ khoản vay.

Nhờ Người Bảo Lãnh Khoản Vay

   Người đứng tên trên hợp đồng vay chính là người bảo lãnh khoản vay. Lúc này, ngân hàng sẽ thẩm định khoản vay dựa trên hồ sơ của người bảo lãnh. Điều này có nghĩa là:

  • Người bảo lãnh là người đứng ra vay.
  • Bạn có trách nhiệm đồng trả nợ với người bảo lãnh khi hồ sơ được giải ngân.

Khi Đăng Ký Vay Bạn Có Tài Sản Đảm Bảo

   Nếu bạn có tài sản thế chấp, bạn có thể đăng ký vay thế chấp ngay cả khi bạn có tín dụng xấu. Tài sản thế chấp phải có giá trị ít nhất bằng số tiền vay.

Điều Kiện Và Thủ Tục Vay Tiền Khi Bị Nợ Xấu Nhóm 2

   Những yêu cầu về điều kiện và thủ tục vay tiền khi bị nợ xấu nhóm 2 tại các ngân hàng và tổ chức tài chính như sau: 

Điều kiện 

   Đối với khách hàng nợ xấu nhóm 2 vẫn có thể vay tín chấp tại một số ngân hàng như OCB, VPBank hoặc các công ty tài chính như FE Credit, MCredit… Ngoài những điều kiện thông thường, khách hàng có nợ nhóm 2 khi vay vốn phải đáp ứng thêm các điều kiện bổ sung sau đây:

  • Sao kê lịch sử tín dụng
  • Bảng sao kê thẻ tín dụng hiển thị tình trạng nợ
  • Thư xác nhận tình trạng của các khoản nợ
  • Thông tin giấy tờ liên quan đến việc dư nợ trễ và số ngày quá hạn
  • Giấy xác nhận nợ tái cơ cấu hay không?
  • Hiện tại không có nợ quá hạn

Thủ tục vay vốn dành cho khách hàng có nợ xấu nhóm 2 bao gồm:

  • CMND/ CCCD / hộ chiếu.
  • Sổ hộ khẩu thường trú/ KT3/ giấy xác nhận tạm trú.
  • Hợp đồng lao động.
  • Bảng lương sao kê trong 3 tháng gần đây nhất.
  • Bản sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ/ giấy xác nhận tình trạng dư nợ/ giấy báo đã tất toán số tiền nợ.
  • Bảng báo cáo số lần trả chậm.
  • Chứng minh không có nợ quá hạn gần nhất.
  • Thêm một số loại giấy tờ khác tuỳ theo yêu cầu của bên cho vay.

Cách Xoá Nợ Xấu Nhóm 2

   Cách xóa nợ nhóm 2 là xác định thật rõ về khoản vay, ở ngân hàng nào, số tiền bạn phải cần thanh toán cả gốc và cả lãi là bao nhiêu tiền, sau thanh toán số tiền tại đúng ngân hàng vay nợ để có thể xóa được nợ xấu nhóm 2.

Xóa nợ xấu nhóm 2 như thế nào?
Xóa nợ xấu nhóm 2 như thế nào?

   Để xóa nợ xấu nhóm 2 bạn có thể tham khảo 2 cách mà chúng tôi sẽ đưa ra dưới đây:

Liên Hệ Với Bên Cho Vay Nhờ Hỗ Trợ

   Nếu không có khả năng thanh toán đúng hạn hoặc phá sản hoàn toàn và không có cách nào trả được nợ. Lúc này, bạn nên chủ động liên hệ với đơn vị cho vay để được đưa ra những lời khuyên hợp lý đồng thời đề xuất giải pháp gia hạn và cơ cấu lại khoản nợ sao cho phù hợp nhất. 

Tất Toán Xong Hợp Đồng Tín Dụng Trả Góp

  • Khoản vay với giá trị dưới 10 triệu đồng

   Khách hàng phải thanh toán ngay cho bên cho vay nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng. 

   Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng cung cấp lịch sử tín dụng đối với các khoản cho vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán kể từ ngày 01/12/2014.

  • Khoản vay có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng

   Khách hàng phải có kế hoạch tài chính phù hợp để hoàn thành việc trả nợ bao gồm cả gốc và lãi nhằm hạn chế phát sinh lãi quá hạn.

   Nhóm nợ sẽ chuyển lên mức cao hơn khi thời gian thanh toán kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Thời gian thanh toán tốt nhất là trong vòng 20 ngày.

   Sau khi hoàn thành việc thanh toán, nên thông báo với cán bộ tín dụng để tất toán khoản vay, yêu cầu giấy xác nhận về việc đã thanh toán xong nợ quá hạn và nêu lý do khách quan phát sinh nợ xấu nếu cần thiết.

   Lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ đủ điều kiện để mở khoản vay mới sau 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thanh toán.

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Tránh Rơi Vào Nợ Xấu Nhóm 2

   Để có thể giúp những đọc giả của mình tránh những rủi ro không đáng có thì chúng tôi sẽ gửi đến các bạn tổng hợp kinh nghiệm để tránh rơi vào nợ xấu nhóm 2 sau đây: 

  • Nếu bạn có số tiền lớn thì nên chi trả trước hạn để giảm bớt lãi suất vay cho bạn và giảm số tiền hàng tháng mà bạn cần thanh toán.
  • Cân nhắc xem nguồn tài chính của bạn có đủ để trả nợ gốc và lãi hàng tháng hay không. Sau đó hãy chọn khoản vay phù hợp nhất với bạn.
  • Lập kế hoạch trả nợ theo đúng hợp đồng để trả khoản vay đúng hạn, và trước tiên xác định xem khoản vay có thực sự cần thiết hay không. Nếu không, bạn không nên vay vì có thể sẽ dẫn đến nợ xấu.
  • Xem xét và kiểm tra kỹ hợp đồng vay, đặc biệt là lãi suất và số tiền phải trả hàng tháng.

Kết luận

   Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề khi bạn bị rơi vào nợ xấu nhóm 2. Và bạn đã có cho mình những câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Khi có nhu cầu vay vốn hãy suy nghĩ thật kỹ để có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho tài chính của mình.

Thông tin được biến tập bởi Blogvaytien.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *