Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Hướng dẫn đăng ký mở thẻ ghi nợ nội địa chi tiết nhất

Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Trong ngân hàng này phát hành rất nhiều loại thẻ khác nhau nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu sử dụng của người dùng. Trong đó được nhiều người sử dụng nhất là thẻ ghi nội địa. Vậy Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Thẻ ghi nội địa có gì khác so với các loại thẻ thông thường. Cách sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu và giải đáp thông uqa bài viết dưới đây với chúng tôi.

Thẻ ghi nợ nội địa là gì? 

Thuật ngữ Thẻ ghi nợ nội địa để chỉ tên một loại thẻ được ngân hàng cấp cho khách hàng khi đăng ký mở tài khoản thanh toán thành công. Với thẻ ghi nợ nội địa, bạn có thể thực hiện các giao dịch như chuyển – nhận tiền, rút tiền,…dựa theo hạn mức số tiền trong tài khoản của bạn.

Thẻ ghi nợ nội địa là gì?
Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Ngoài ra, một điểm lưu ý là thẻ ghi nợ nội địa được giới hạn ở trong phạm vi của mỗi quốc gia. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể sử dụng thẻ nội địa cho các  giao dịch thanh toán tại quốc gia bạn đăng ký thẻ.

Ưu điểm của thẻ ghi nợ nội địa

Ở Việt Nam, phần đông khách hàng chọn lựa sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để sử dụng bởi những ưu điểm nổi bật sau:

  • Dễ dàng Thực hiện các giao dịch như chuyển – nhận tiền, rút tiền tại các cây ATM của ngân hàng đã đăng ký hoặc các ngân hàng khác thông qua hệ thống cây ATM. Việc này giúp tiết kiệm thời gian đáng kể so với việc phải đến tận ngân hàng hoặc phòng giao dịch để giao dịch tiền
  • Độ an toàn cao cho khách hàng: Khi đi mua săm bạn chỉ cần mang theo thẻ để thanh toán, không cần mang quá nhiều tiền mặt. Giúp hạn chế rủi ro và nguy hiểm đáng kể khi ra đường.
  • Khách hàng có thể dùng dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking trong giao dịch thanh toán, mua sắm online mọi lúc mọi nơi. Hoặc quẹt thẻ thanh toán online nhanh chóng với máy POS.
  • Thiết lập chi tiêu hiệu quả hơn như: Quản lý chi tiêu, theo dõi số dư, lịch sử giao dịch chuyển – nhận tiền nhờ vào SMS banking hoặc Internet Banking.
  • Hạn chế được việc hi tiêu quá đà do có hạn chế nhất định về số tiền trong thẻ
  • Ngoài ra, các ngân hàng lớn cũng có nhiều ưu đãi nhất định cho các khách hàng mở thẻ.

Phân biệt nhanh thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế

Cùng tìm hiểu bảng so sánh nhanh dưới đây để phân biệt nhanh thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế:

Tiêu chí  Thẻ ghi nợ nội địa  Thẻ ghi nợ quốc tế 
Đơn vị phát hành được phát hành bởi các ngân hàng trong nước Là sản phẩm liên kết giữa các ngân hàng trong nước và các tổ chức tài chính quốc tế như: Visa, JCB, MasterCard,…
Phạm vi sử dụng Thực hiện giao dịch trong nước Thực hiện giao dịch trong nước và toàn cầu
Cấu tạo thẻ Thẻ ghi nợ nội địa đa phần là thẻ từ, một số một số thông tin cơ bản sẽ được in trực tiếp trên thẻ như: tên, logo của ngân hàng phát hành thẻ; tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, số thẻ; tổng đài chăm sóc khách hàng; logo của tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước Thẻ ghi nợ quốc tế phần lớn là thẻ chip. Phần Trên thẻ được in đầy đủ các thông tin cơ bản như tên, logo của tổ chức phát hành; tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ; số thẻ, số điện thoại chăm sóc khách hàng; tên đơn vị phát hành thẻ quốc tế.
Tính bảo mật Độ bảo mật thẻ chỉ nằm ở mức trung bình do thẻ có thể bị sao chép khá dễ dàng Độ bảo mật cao. Có thể đóng khung gần như tuyệt đối.
Mức phí thường niên và duy trì thẻ Phí thường niên: 50.000 VNĐ – 100.000 VNDPhí duy trì thẻ/ năm: 20.000 VND – 50.000 VND

Một số ngân hàng sẽ miễn trừ loại phí này

Phí thường niên: 100.000 VNĐ – 200.000 VNDPhí duy trì thẻ/ năm: 50.000 VNĐ – 100.000 VND
Số tiền rút tối đa tại cây ATM/ ngày Tối đa 50 triệu đồng/ ngày Tối đa từ 50 triệu – 100 triệu/ ngày, mức phí này phụ thuộc theo quy định của từng ngân hàng
Hạn mức chuyển khoản/ ngày Tối đa 100 triệu đồng/ ngày Không giới hạn số tiền chuyển trong ngày

Từ bảng thống kê trên nhận thấy mỗi loại thẻ đầu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Đối với  Thẻ ghi nợ nội địa quốc tế có sự đa dạng về tính năng, dịch vụ trong nước giúp khách hàng có nhiều chọn lựa tốt.

Dù vây, mức phí của thẻ ghi nợ quốc tế sẽ cao hơn hơn so với thẻ ghi nợ nội địa. Việc sử dụng thẻ như thế nào cũng phụ thuộc vào mỗi cá nhân và mục đich sử dụng khác nhau. Nếu bạn không có quá nhiều giao dịch liên quan đến quốc tê thì thẻ ghi nợ nội địa sẽ là lựa chọn tốt hơn cho bạn.

Nên mở thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng nào? 

Rất nhiều ngân hàng hiện nay cho phép mở dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa. Các ngân hàng khác nhau sẽ có các chính sách và ưu đãi khác nhau. Các ngân hàng tiêu biểu mà bạn có thể mở thẻ nội địa ghi nợ tốt hiên này là:

Ngân hàng Thẻ ghi nợ nội địa
Vietinbank Thẻ E partner C-Card
ACB Thẻ ghi nợ sinh viên
Eximbank Thẻ ghi nợ V-top
Sacombank Thẻ ATM Sacombank
Vietcombank Vietcombank Connect24
Agribank Thẻ ghi nợ nội địa Success
VIB Thẻ ATM VIB

Hướng dẫn mở thẻ ghi nợ nội địa

Hướng dẫn chi tiết cách mở thẻ ghi nợ nội địa
Hướng dẫn chi tiết cách mở thẻ ghi nợ nội địa

Mở thẻ ghi nợ nội địa cần điều kiện gì?

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng thẻ ghi nợ nội địa bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

  • Là công dân Việt Nam. Nếu là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì cần có đủ các năng lực hành vi dân sự và có khả năng chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam.
  • Độ tuổi quy định để mở thẻ ghi nợ nội địa là trên 18 tuổi.
  • Đối với các trường hợp dưới 18 tuổi phải đảm bảo có tài sản riêng hoặc chỉ được phép sử dụng tài khoản phụ của người thân.

Thủ tục mở thẻ ghi nợ nội địa

Khách hàng chủ động chuẩn bị một số giấy tờ sau khi đến quầy giao dịch của ngân hàng mở thẻ ghi nợ nội địa để được nhanh chóng và tiện lợi hơn

  • Bản sao CMT/ CCCD hoặc hộ chiếu còn có thể sử dụng được.
  • Giấy đề nghị phát hành kiêm hợp đồng mở thẻ ghi nợ nội địa được cấp bởi ngân hàng.
  • Trường hợp khách hàng đăng ký các dịch vụ thấu chi tài khoản bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ như: giấy xác nhận lương trợ cấp xã hội do tổ chức hoặc đơn vị quản lý lao động, hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  • Một số ngân hàng khác nhau cũng sẽ yêu cầu một vài loại giấy tờ khác.

Mở thẻ ghi nợ nội địa chi tiết 

Ngày nay, thẻ ghi nợ nội địa đã trở nên thông dụng hơn, tiếp cận nhiều hơn đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Làm thẻ ghi nợ nội địa cũng rất dễ dàng và đơn giản. Khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng để yêu cầu nhân viên ngân hàng hỗ trợ mở thẻ ghi nợ nội địa.

Mở thẻ ghi nợ nội địa tại quầy giao dịch ngân hàng có dễ không?
Mở thẻ ghi nợ nội địa tại quầy giao dịch ngân hàng có dễ không?

Tiến hành theo các  bước sau đây:

  • Bước 1: Tìm chọn chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch gần và tiện nhất với bạn
  • Bước 2: Lấy số thứ tự và ngồi chờ đến lượt giao dịch
  • Bước 3: Khi đến lượt. Vào quầy giao dịch, trình các giấy tờ như căn cước công dân, đồng thời yêu cầu nhân viên ngân hàng hỗ trợ mở thẻ ghi nợ nội địa.
  • Bước 4: Đợi nhân viên ngân hàng xử lý và tiếp nhận yêu cầu, sau đó phát đơn yêu cầu mở thẻ nội địa cho khách hàng.
  • Bước 5: Điền vào đầy đủ thông tin cá nhân cơ bản vào đơn của ngân hàng theo from mẫu và gửi lại cho nhân viên.
  • Bước 6: Nhân viên ngân hàng kiểm tra và xác nhận thông tin khách hàng.
  • Bước 7: Nhận lại thẻ/ phiếu hẹn ngày lấy thẻ. Bạn cũng có thể cung cấp địa chỉ để cấp phát thẻ tận nhà.

Biểu phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa 

Mức biểu phí sử dụng thẻ ghi nợ nội địa cũng khác nhau phụ thuộc vào các ngân hàng. mình sẽ cung cấp tới bạn biểu phí của một số ngân hàng tiêu biểu để bạn có thể nắm bắt được thông tin:

Ngân hàng Loại thẻ Phí phát hành thẻ( VND/ thẻ) Phí duy trì thẻ( VND/ thẻ/ năm)
BIDV Thẻ etrans 50.000 30.000
BIDV Thẻ moving 30.000 20.000
BIDV Thẻ Harmony 100.000 60.000
Vietcombank Vietcombank Connect24 50.000 Miễn phí
VPbank VPBiz Easypay 0 – 100.000 Miễn phí

Các lưu ý quan trọng khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa

Hãy ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây đây để hạn chế rủi ro trong khi sử dụng thẻ ghi nợ nội địa.

  • Không đưa thẻ của mình cho người lạ trong bất kỳ trường hợp nào. Chỉ đưa cho nhân viên ngân hàng khi cần hỗ trợ trợ trực tiếp trong trường hợp bắt buộc.
  • Biết được cách xử lý khi gặp các vấn đề xảy ra với thẻ như bị kẹt thẻ tại cây ATM, nhập mã Pin quá nhiều lần, thẻ xước, hư hỏng băng từ màu đen ở phía sau của thẻ.
  • Cần gọi thông báo ngay cho ngân hàng khi nhận thông báo rút tiền thành công nhưng cây ATM không nhả tiền. Đứng yên đợi người đến xử lý
  • Mã PIN, số thẻ buộc phải được bảo mật tuyệt đối, không tiết lộ cho bất cứ ai.
  • Khi đặt mã  PIN lưu ý không đặt những số quá thông dụng dễ đoán như số điện thoại, ngày tháng năm sinh, mã số căn cước dễ bị mất tiền nếu thẻ bị mất. Không ghi mã pin lên thẻ
  • Trong trường hợp muốn thanh toán online cần chọn các trang web có bảo mật, uy tín để tránh việc bị đánh cắp thông tin.
  • Không gấp thẻ, bẻ cong thẻ. Hạn chế tối đa việc làm thẻ bị xước, hư hỏng vì có thể bị ảnh hưởng đến dữ liệu thẻ.
  • Nếu lỡ làm mất hoặc nghi ngờ bị trộm thẻ ghi nợ nội địa, cần lập tức đến quầy giao dịch của ngân hàng nhằm báo nhân viên xử lý khóa thẻ và cấp phát lại thẻ mới

Kết luận

Bài viết trên đây đã thông tin và giải đáp cho bạn những thắc mắc như thẻ ghi nợ nội địa là gì?Hướng dẫn chi tiết cách mở thẻ cũg như quy trình làm thẻ. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thể mở thẻ thành công.

Theo dõi Blogvaytien.vn để cập nhật thêm các kiến thức tài chính mới nhất.

Xem thêm:

Cách chuyển Tiền Qua Thẻ ATM nhanh chóng tiện lợi nhất.

Hướng dẫn mua sắm bằng thẻ ATM

Bài viết được biên tập bởi: Blogvaytien.vn

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *