Thẻ Mastercard Là Gì? Khác Gì So Với Thẻ Visa? Cách Mở Thẻ Online

Mastercard là dòng thẻ thanh toán Quốc tế trực thuộc quyền quản lý của công ty MasterCard Worldwide
Bạn đang xem: Thẻ Mastercard Là Gì? Khác Gì So Với Thẻ Visa? Cách Mở Thẻ Online tại blogvaytien.vn

Thẻ Mastercard Là Gì?

Mastercard là dòng thẻ thanh toán Quốc tế trực thuộc quyền quản lý của công ty MasterCard Worldwide. Đây là công ty đa Quốc gia có trụ sở chính được đặt tại Purchase, thủ đô New York của nước Mỹ. Trên thẻ Mastercard có in rõ logo của Mastercard.

Mastercard là dòng thẻ thanh toán Quốc tế trực thuộc quyền quản lý của công ty MasterCard Worldwide
Mastercard là dòng thẻ thanh toán Quốc tế trực thuộc quyền quản lý của công ty MasterCard Worldwide

Ở Việt Nam, thẻ MasterCard là thẻ ATM đồng thương hiệu do ngân hàng thương mại làm đại lý, liên kết với doanh nghiệp MasterCard gồm: Ngân hàng ACB, VietinBank, Vietcombank,… Trên thị trường nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai thương hiệu thẻ Visa và Mastercard. Thế nhưng, đây là 2 thương hiệu khác nhau và có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu.

Tham khảo:

So Sánh Thẻ Mastercard Với Thẻ Visa

Xét về bản chất, hai loại thẻ Visa và Mastercard không có điểm gì khác nhau. Chúng đều có loại Credit và Debit, cung cấp tính năng thanh toán offline và online trên toàn cầu.

Thẻ visa chính là loại thẻ ATM thanh toán quốc tế với nhãn hiệu visa. Loại thẻ này trực thuộc quyền quản lý của công ty Visa International Service Association, tại California, Mỹ.

Thẻ Mastercard và Visa thuộc 2 mạng lưới thanh toán khác nhau
Mastercard và Visa thuộc 2 mạng lưới thanh toán khác nhau

Thẻ Mastercard và Visa thuộc 2 mạng lưới thanh toán khác nhau. Phụ thuộc vào từng khu vực và quốc gia sẽ có nơi ưa chuộng sử dụng thẻ tín dụng hoặc Visa hơn. Đối với trường hợp thanh toán ở trong nước, thẻ Visa được chấp nhận tại nhiều điểm hơn so với thẻ ATM tín dụng.

Còn ở khu vực châu Âu hoặc Singapore, thẻ Mastercard nổi trội hơn. Trong khi đó, tại Mỹ, thẻ American Express được sử dụng rộng rãi hơn so với thẻ tín dụng và thẻ Visa.

Có Bao Nhiêu Thẻ Mastercard Trên Thị Trường Hiện Nay?

Trên thị trường Việt Nam đang sử dụng rộng rãi 3 loại thẻ nhằm đáp ứng nhu cầu dùng thanh toán quốc tế dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Bao gồm:

Thẻ ghi nợ – Mastercard Debit

Thẻ thi nợ Quốc tế hay còn gọi là thẻ Mastercard Debit, là dạng thẻ trả trước. Người dùng nạp bao nhiêu tiền thì dùng được tối đa bấy nhiêu. Thẻ ghi nợ quốc tế sẽ liên kết với tài khoản ngân hàng hiện có.

Cách làm thẻ ghi nợ quốc tế dễ dàng, người dùng không phải chứng minh thu nhập cá nhân. Chỉ cần mang theo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước ra ngân hàng có thể làm được. Đặc biệt, hiện có một vài ngân hàng cho phép khách hàng đăng ký trực tuyến, đúng hẹn chỉ việc ra ngân hàng nhận thẻ.

Thẻ tín dụng – Mastercard Credit

Thẻ tín dụng hay còn gọi là thẻ Mastercard Credit, là loại thẻ thanh toán trước và trả tiền sau. Dòng thẻ tín dụng Credit được ngân hàng cung cấp dựa vào mức lương hàng tháng hoặc tài sản bạn đang có. Mặt khác, thẻ tín dụng sử dụng trong hạn mức nhất định được ngân hàng đặt ra.

Thẻ trả trước – Mastercard Prepaid

Vối loại thẻ trả trước này, người dùng chỉ được dùng số tiền hiện có trong thẻ. Bạn dùng bao nhiêu thì sẽ được sử dụng bấy nhiêu mà không phải chứng minh thu nhập. Thẻ trả trước không liên kết với tài khoản ngân hàng của người dùng.

Thẻ Mastercard Được Sử Dụng Để Làm Gì?

Thẻ Mastercard hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với thẻ tín dụng, người dùng không cần đổi tiền trước khi mua sắm. Thay vào đó, bạn chỉ cần đến cây ATM có logo thương hiệu Mastercard rồi nhập mật khẩu và thực hiện giao dịch tương tự với thẻ ATM tại Việt Nam.

Thẻ Mastercard hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại hơn 210 quốc gia
Mastercard hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại hơn 210 quốc gia

Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán khi đặt mua hàng trực tuyến hoặc tại các cửa hàng dịch vụ, ăn uống mà không cần mang theo nhiều tiền mặt trong người.

Ưu Nhược Điểm Nổi Bật Của Thẻ Mastercard

Dưới đây là một số ưu nhược điểm nổi bật của thẻ mà bạn không nên bỏ qua:

Ưu điểm

  • Khách hàng không cần đến trực tiếp ngân hàng để vay vốn khi có nhu cầu. Thay vào đó, bạn chỉ cần có thẻ tín dụng.
  • Khách hàng có thể thanh toán khi mua hàng và sử dụng dịch vụ với đa dạng các ưu đãi hấp dẫn.
  • Khi dùng thẻ tín dụng, khách hàng không phải mang theo số tiền mặt lớn. Hạn chế tối đa những rủi ro do bị rơi rớt hoặc mất cắp.
  • Với thẻ Mastercard, khi đi du lịch nước ngoài, khách hàng không phải đổi ngoại tệ, đồng thời không bị lệ thuộc vào tiền ngoại tệ về đất nước bạn sắp đến.
  • Khách hàng khi bị mất cắp hoặc rơi thẻ, chỉ cần thông báo với ngân hàng và khóa tài khoản để không bị phát sinh các giao dịch ngoài ý muốn.

Nhược điểm

  • Sử dụng thẻ tín dụng có thể khiến người dùng phát sinh các khoản nợ tín dụng vì không quản lý được chi tiêu cá nhân.
  • Nếu rút tiền tại cây ATM khác ngân hàng, bạn sẽ bị tính phí về chuyển đổi tiền ngoại tệ cao.
  • Nếu bạn để lộ số được in trên thẻ Mastercard, sẽ có kẻ xấu tìm cách rút hết tiền của bạn ở trong thẻ.

Điều Kiện Và Hồ Sơ Mở Thẻ Mastercard

Điều kiện và thủ tục giấy tờ khi mở thẻ Mastercard:

Điều Kiện

Các Loại Thẻ Điều Kiện Thủ Tục
Thẻ ghi nợ Mastercard
  • Công dân là người Việt Nam/nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng thẻ.
  • Đáp ứng đủ các điều kiện được cấp thẻ, sử dụng thẻ do pháp luật quy định.
  • Đơn đề nghị cấp thẻ và hợp đồng sử dụng thẻ (theo mẫu của ngân hàng phát hành thẻ).
  • Giấy đề nghị mở tài khoản (trường hợp chưa có tài khoản).
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng.
Thẻ tín dụng Mastercard
  • Công dân là người Việt Nam/nước ngoài đang sống tại Việt Nam
  • Độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ.
  • Khách hàng có công việc ổn định, lương hàng tháng từ 4.500.000 trở lên.
Hồ sơ nhân thân:

  • Bản sao CMND/CCCD còn hiệu lực.
  • Bản sao hộ khẩu/KT3.

Hồ sơ chứng minh tài chính:

  • Bản sao hợp đồng lao động.
  • Hóa đơn điện, nước, internet, truyền hình cáp một tháng gần nhất.
  • Sao kê tài khoản lương 03 tháng gần nhất.

Hồ sơ mở thẻ:

  • Đơn đăng ký kiêm hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng.

Hồ Sơ

Hồ sơ phát hành thẻ Mastercard gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp thẻ do ngân hàng phát hành.
  • CMND hoặc thẻ CCCD bản gốc.

Hướng Dẫn Cách Mở Thẻ Mastercard Nhanh Chóng

Đăng Ký Mở Thẻ Mastercard Tại Ngân Hàng

Khách hàng có thể đến trực tiếp ngân hàng để mở thẻ. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các giấy tờ cần thiết và làm theo hướng dẫn của nhân viên.

Lưu ý: Khách hàng cần chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi đến ngân hàng.

Đăng Ký Làm Thẻ Mastercard Online

Hiện tại tất cả các ngân hàng đều hỗ trợ mở thẻ Mastercard online tại nhà. Khách hàng chỉ cần truy cập vào trang website của ngân hàng và làm theo hướng dẫn. Có thể tham khảo quy trình sau:

  • Truy cập hệ thống website trang chủ ngân hàng.
  • Chọn loại thẻ mong muốn để mở.
  • Nhấn đăng ký.
  • Điền thông tin cá nhân và các giấy tờ lên online.
  • Ngân hàng sẽ đặt lịch hẹn cho bạn và đến ngân hàng để hoàn tất giấy tờ.

Ngân Hàng Nào Làm Thẻ Mastercard Tốt Nhất?

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ làm thẻ. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có chính sách riêng biệt không giống nhau. Cụ thể:

Tiêu Chí Khi Mở Thẻ Các Loại Thẻ Mastercard Ngân Hàng Hỗ Trợ
Mở thẻ miễn phí Thẻ trả trước Techcombank, Nam Á Bank
Thẻ ghi nợ Eximbank, ACB, Vietcombank, Agribank,…
Thẻ tín dụng ACB, HSBC, VPBank, VIB, OCB,…
Miễn phí khi rút tiền mặt Thẻ trả trước VIB, LienVietPostbank, Techcombank
Thẻ ghi nợ OCB, SCB, SHB, MB Bank, TPBank, Vietcombank, Shinhan Bank,…
Tính phí thường niên thấp Thẻ ghi nợ SCB, BIDV, Eximbank, Agribank, VIB, Nam Á Bank,..
Thẻ tín dụng HSBC, Vietcombank, Agribank, VIB, OCB
Chứng minh thu nhập khi làm thẻ Thẻ tín dụng VPBank, Sacombank, VIB, OCB, TPBank,…

Phần Kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thẻ Mastercard được chúng tôi chia sẻ. Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như nên mở thẻ tại ngân hàng nào tốt nhất.

Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiều thông tin liên quan đến tài chính – ngân hàng. Bấm theo dõi trang để biết nhiều thông tin nhé!

Đánh giá bài viết này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *